Chính sách vay vốn sinh viên là hình thức vay vốn hỗ trợ sinh viên có được nguồn tiền trong thời gian ngắn, giúp giải quyết các vấn đề tài chính liên quan đến chi phí sinh hoạt, học phí,…
Sinh viên có thể vay tiền tại các đơn vị khác nhau, điển hình là Ngân hàng thương Mại, Tổ chức xã hội, vay tín dụng nhanh trực tuyến.
Tùy theo sức khỏe tài chính của từng cá nhân mà sinh viên sẽ chọn được một hình thức vay phù hợp nhất với mình!
“MẸO” dành cho bạn: Để vay được số tiền nhiều nhất, tỷ lệ được duyệt vay thành công cao nhất, nhận được nhiều ưu đãi nhất, bạn nên đăng ký nhiều đơn vị cho vay cùng một lúc.
TOP 10+ VAY TIỀN ONLINE UY TÍN (CHỈ CẦN CMND)
(Đăng ký online)
#1.
|
Contents
1. Chính sách vay vốn sinh viên là gì?
Chính sách vay vốn sinh viên là các khoản vay hỗ trợ sinh viên có thêm nguồn thu trang trải học phí, sinh hoạt. Bao gồm nhiều hình thức vay khá phổ biến, bao gồm:
- Vay qua hình thức tín chấp: Dành cho sinh viên tham gia chương trình học chính quy có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng.
- Vay qua các quỹ tín dụng xã hội: Là vay từ nguồn của quỹ sinh viên, quỹ khuyến học,…
- Vay qua ngân hàng Chính sách Xã hội, đơn cử như Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn
- Vay ngân hàng truyền thống qua thẻ tín dụng.
2. Ở đâu có chính sách vay vốn sinh viên?
#1. Vay vốn sinh viên tại các ngân hàng thương mại
Chính sách vay vốn sinh viên tại các ngân hàng thương mại thường dành cho các bạn đã có thu nhập ổn định và có tài khoản tín dụng, được mở tại ngân hàng cung cấp dịch vụ vay hỗ trợ sinh viên.
Ngân hàng thương mại thường có hạn mức vay khá cao, nhưng yêu cầu về thủ tục hồ sơ vô cùng khắt khe. Tỷ lệ lãi suất trung bình không vượt quá 20%/Năm.
Một số ngân hàng thương mại hỗ trợ vay sinh viên là: Vietcombank, BIDV, Vietinbank,.., cùng một số tổ chức ngân hàng truyền thống uy tín khác.
#2. Vay vốn sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội
Để vay vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, sinh viên cần thuộc diện hỗ trợ sau:
- Sinh viên mất cha/mẹ, chỉ mất cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không còn khả năng lao động để kiếm thu nhập.
- Sinh viên thuộc hộ gia đình nghèo không có khả năng lao động.
- Sinh viên có gia đình sinh sống tại địa điểm có hạn hán, dịch bệnh, hỏa hoạn, bệnh tật do tai nạn,… được Uỷ Ban Nhân Dân địa phương chứng nhận.
Hạn mức vay tại ngân hàng chính sách xã hội không cao, quy trình giấy tờ khá phức tạp, nhưng lại có tỷ lệ lãi suất thấp nhất thị trường, phần nào giúp sinh viên giảm bớt gánh nặng tài chính.
#3. Chính sách vay vốn sinh viên tại các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp lớn thường có các quỹ học bổng dành tặng cho các bạn sinh viên có năng lực và biểu hiện trong học tập tốt.
Nếu bạn gặp khó khăn về tài chính, không đủ tiền để chi trả các khoản học phí, nhưng có sức học thuộc loại giỏi – xuất sắc bạn có thể đăng ký nộp hồ sơ ứng tuyển học bổng.
Doanh nghiệp sẽ cho bạn vay mượn trước để thanh toán các khoản chi phí sinh hoạt hoặc học phí của mình.
Sau khi tốt nghiệp bạn có thể lựa chọn làm việc tại doanh nghiệp để trả nợ hoặc góp lại theo từng tháng.
#4. Vay tiền sinh viên online
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều ứng dụng hỗ trợ vay tiền sinh viên online. Điều kiện vay khá đơn giản, thích hợp với tất cả các bạn sinh viên.
Các app vay trực tuyến chỉ yêu cầu đối tượng vay cung cấp CMND/CCCD, không cần gặp mặt hoặc gọi điện người thân để xác thực nhân thân.
Hạn mức vay trung bình từ 1,000,000 VND – 10,000,000 VND. Tỷ lệ lãi khi vay qua app sẽ cao hơn các hình thức vay vốn khác trên thị trường. Thời hạn tất toán từ 1 Tháng – 6 Tháng.
Một số ứng dụng vay tín dụng online phổ biến trên thị trường là: Robocash, Đồng 247, Vietmoney,…
3. Có nên vay vốn sinh viên không?
Các bạn sinh viên gặp khó khăn về tài chính, nhưng lại không muốn phiền lòng đến gia đình, bạn bè có thể cân nhắc vay vốn qua ngân hàng, app online hoặc tổ chức xã hội.
Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn rằng nguồn vốn vay được sử dụng vào các mục đích chính đáng, không nên dùng phung phí vào hoạt động vui chơi, giải trí.
Khi vay nên lựa chọn các đơn vị uy tín, có phản hồi tích cực trên thị trường. Hạn chế vay nhanh, vay nóng tại tổ chức tín dụng đen, có lãi suất cắt cổ.
Đồng thời để tránh bị liệt vào danh sách đối tượng có nợ xấu trên hệ thống CIC. Sinh viên vay vốn cần có kế hoạch tất toán cụ thể.
4. Một số câu hỏi thường gặp về chính sách vay vốn sinh viên
#1. Vay vốn sinh viên có hạn mức bao nhiêu?
Theo quyết định số 5/2022/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV. Hạn mức vay tối đa dành cho học sinh, sinh viên tại các ngân hàng là không quá 4 triệu đồng/tháng/HSSV.
Trong trường hợp nếu bạn đăng ký vay tại các app online thì hạn mức sẽ phụ thuộc vào quy định của từng đơn vị, tối đa là 15 triệu/lần vay.
#2. Thời hạn vay cho sinh viên là bao lâu?
Theo quy định cho khoản vay vốn sinh viên tại các ngân hàng, sinh viên phải hoàn trả nợ gốc và lãi suất vay lần đầu tiên ngay sau khi có việc làm, có thu nhập ổn định.
Thời gian tối đa không quá 12 tháng, tính từ thời điểm sinh viên kết thúc khóa học.
Đối với chương trình học tập dưới 1 năm, thời hạn vay cho sinh viên tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay (tính từ ngày nhận tiền vay đến ngày kết thúc chương trình học).
Kết luận
Chính sách vay vốn sinh viên thường có nhiều chương trình ưu đãi với hạn mức vay linh hoạt, lãi suất thấp và quy trình đăng ký vô cùng đơn giản.
Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều tổ chức tín dụng đen núp bóng đơn vị vay uy tín, để trục lợi từ người dùng.
Vì thế khi vay bạn cần dành thời gian để nghiên cứu và phân tích thật nhiều thông tin để giảm thiểu các rủi ro khi vay.
Trả lời