Bạn muốn kiểm tra nợ xấu bằng CMND để biết được tình trạng tín dụng của bản thân nhưng chưa biết thực hiện như thế nào?
Vậy thì hãy theo dõi bài viết dưới đây, ChoVayGap.vn sẽ hướng dẫn bạn các bước chi tiết để kiểm tra nợ xấu ngay trên máy tính hoặc điện thoại của mình cực kỳ đơn giản.
“MẸO” dành cho bạn: Để vay được số tiền nhiều nhất, tỷ lệ được duyệt vay thành công cao nhất, nhận được nhiều ưu đãi nhất, bạn nên đăng ký nhiều đơn vị cho vay cùng một lúc.
TOP 5+ VAY TIỀN ONLINE UY TÍN (CHỈ CẦN CMND)
(Đăng ký online)
#1.
| 500K - 18 triệu Kỳ hạn vay: 90 - 180 ngày. |
#2.
| 1 triệu - 300 triệu Kỳ hạn vay: 1 - 60 tháng. |
#3.
| 1 triệu - 800 triệu Kỳ hạn vay: 1 - 360 tháng. |
#4.
| 1 triệu - 500 triệu Kỳ hạn vay: 1 - 120 tháng. |
#5.
1 triệu - 700 triệu Kỳ hạn vay: 1 - 180 tháng. |
#6.
| 10 triệu - 900 triệu Kỳ hạn vay: 1 - 240 tháng. |
#7.
| 100K - 20 triệu Kỳ hạn vay: 10 - 30 ngày. |
#8.
500K - 10 triệu Kỳ hạn vay: 10 - 30 ngày. |
#9.
| 1 triệu - 10 triệu Kỳ hạn vay: 3 - 6 tháng. |
Contents
1. Nợ xấu là gì? Tại sao lại bị nợ xấu?
Nợ xấu hay còn được gọi là nợ quá hạn, nợ không thanh toán, nợ khó đòi. Dễ hiểu thì chính là khoản tiền người vay không thanh toán đúng kỳ hạn với bên cho vay.
Tại sao lại bị nợ xấu?
Chỉ cần chậm thanh toán trên 10 ngày thì bạn lập tức bị đưa vào danh sách nợ xấu.
Một khi bị liệt vào danh sách đen trên hệ thống tín dụng CIC thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ rất khó để vay tiền ở bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào.
Hiện nay CIC phân loại thành các nhóm nợ xấu như sau:
- Nhóm 1: Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn – Nợ quá hạn dưới 10 ngày (vẫn có thể vay tiền)
- Nhóm 2: Nhóm nợ cần chú ý – Nợ quá hạn từ 10 – 30 ngày (có thể vay sau 12 tháng)
- Nhóm 3: Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn – Nợ quá hạn từ 30 – 90 ngày (sau 5 năm mới có thể vay)
- Nhóm 4: Nhóm nợ nghi ngờ bị mất vốn – Nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày (sau 5 năm mới có thể vay)
- Nhóm 5: Nhóm nợ có khả năng mất vốn – Nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên (sau 5 năm mới có thể vay).
Bạn đã từng có một số khoản vay? Bạn không nhớ mình có thanh toán đúng hạn hay không?
Vậy hãy cùng chúng tôi kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD cực kỳ đơn giản chỉ với các bước dưới đây.
2. Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND đơn giản nhất
Để kiểm tra nợ xấu của bản thân, trước hết các bạn cần chuẩn bị CMND mà mình đã sử dụng nó để vay tiền.
#1. Cách kiểm tra trên máy tính
Bước 1: Bạn hãy truy cập vào trang web của CIC tại địa chỉ: https://cic.org.vn/.
Sau đó chọn mục Đăng ký để tạo tài khoản của mình.
Bước 2: Điền thông tin yêu cầu để đăng ký tài khoản trên hệ thống CIC
Bước 3: Nhập mã OTP gửi về điện thoại
Bước 4: Chờ hệ thống xác thực tài khoản
Sau 1 – 3 ngày đăng ký, CIC sẽ xác nhận tài khoản và gửi thông báo qua gmail cho bạn. Sau đó bạn tiếp tục truy cập website CIC để đăng nhập tài khoản.
Bước 5: Vào mục Khai thác báo cáo để tiến hành kiểm tra về tình trạng nợ xấu của mình nhé.
#2. Cách kiểm tra trên điện thoại
Nếu không tiện sử dụng máy tính, các bạn cũng hoàn toàn có thể kiểm tra nợ xấu bằng CMND của mình bằng điện thoại smartphone.
Bước 1: Tải ứng dụng CIC về điện thoại.
- Download ứng dụng CIC cho hệ điều hành Android: Tại đây
- Download ứng dụng CIC cho hệ điều hành iOS: Tại đây
Bước 2: Đăng ký tài khoản
Cũng tương tự như đăng ký trên máy tính, các bạn vào mục Đăng ký, điền thông tin cá nhân để đăng ký tài khoản.
Bước 3: Nhập mã OTP để xác thực
Sau đó bạn cũng phải chờ từ 1- 3 ngày để hệ thống xác thực và gửi thông báo đăng nhập về gmail của mình.
Bước 4: Khai thác báo cáo để kiểm tra lịch sử tín dụng
Sau khi đăng nhập thành công, các bạn vào mục Khai thác báo cáo để xem tình trạng tín dụng của bản thân, nhìn vào mục Mức độ rủi ro và so sánh với thông tin phía dưới để xem mình có bị nợ xấu hay không nhé!
3. Lưu ý để vay tiền không bị nợ xấu
Hiện nay có không ít lời quảng cáo về việc có thể “che mắt” nợ xấu, hay xóa thông tin nợ xấu một cách dễ dàng khiến không ít người bị lừa mất tiền oan.
Một khi đã bị cho vào danh sách nợ xấu của CIC, chỉ khi đã tất toán khoản nợ và hết thời gian thử thách thì thông tin trên hệ thống mới được xóa.
Chính vì vậy, thay để tránh rơi vào nợ xấu thì các bạn cần lưu ý:
- Trả nợ đúng hạn theo thỏa thuận, còn nếu đến hạn chưa đủ điều kiện thanh toán thì nên liên hệ đơn vị vay để gia hạn khoản vay cũng như được hỗ trợ cách xử lý tối ưu nhất.
- Hạn chế vay nhiều nơi vì dễ gây lãng quên khoản vay dẫn đến nợ xấu
- Không chia sẻ thông tin cá nhân, đặc biệt là CMND và mã OTP cho bất kỳ ai tránh tình trạng bị kẻ xấu lợi dụng thông tin cá nhân của bạn để vay nợ.
- Có kế hoạch tài chính rõ ràng, khoản vay không nên quá 50% thu nhập.
4. Một số câu hỏi thường gặp khi kiểm tra nợ xấu bằng CMND
#1. Tôi kiểm tra nợ xấu bằng CMND nhưng nếu thông tin tín dụng của tôi bị sai thì làm sao?
Nếu phát hiện thông tin bị sai sót, bạn nên phản ánh với CIC qua Tổng đài 1800585891 hoặc chuyên mục “Khiếu nại/phản hồi” tại website CIC để được xử lý dữ liệu.
#2. Tôi có thể xóa dữ liệu cá nhân trên CIC hay không?
Không. CIC là hệ thống báo mật rất nghiêm ngặt, chỉ khi bạn hết thời gian thử thách nợ xấu thì thông tin mới được xóa, còn nếu không sẽ được lưu trữ vô thời hạn và không thể tự xóa được.
#3. Tôi quên mật khẩu đăng nhập phải làm sao?
Bạn mở ứng dụng, chọn mục “Quên mật khẩu”, nhập số điện thoại đã đăng ký tài khoản để tạo mật khẩu mới.
#4. Tôi có thể kiểm tra nợ xấu bằng CMND của người khác không?
Bạn có thể liên hệ tổng đài CIC để kiểm tra nợ xấu của người khác, tuy nhiên sẽ phải mất thêm một khoản phí từ 1 – 3 triệu đồng.
Kết luận
Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND cực kỳ dễ, tuy nhiên nợ xấu gây ra rất nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là việc tiếp cận khoản vay sau này.
Hãy cố gắng đừng để bị nợ xấu, và trở thành những người tiêu dùng thông thái các bạn nhé.
Trả lời